Việt Nam có thể nói là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam. Vậy cà phê có nguồn gốc như thế nào? Bạn có biết về nguồn gốc cà phê Việt Nam không? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!
1. Truyền thuyết về hạt cà phê bạn có biết?
Phía sau cà phê là câu chuyện gì và nguồn gốc cà phê ra sao? Theo truyền thuyết kể lại có một chàng chăn cừu tên Kaldi, trong một lần đi chăn cừu, anh tình cờ nhìn thấy những con cừu ăn một trái lạ màu đỏ bỗng nhảy nhót vui vẻ, hứng khởi bất thường. Anh tò mò nếm thử và cũng thấy tinh thần sảng khoái nên anh đã báo cho các tu sĩ. Họ bèn cho rằng đó là thứ trái của quỷ dữ nên đã hạ lệnh đốt bỏ. Nhưng thật kỳ lạ mùi hương của những hạt bị đốt tỏa ra hương thơm ngào ngạt khiến thọ tò mò muốn thử. Sau khi thử họ bỗng chốc thấy tinh thần sảng khoái lạ thường, họ liền quyết định biến nó thành thứ nước uống trước các buổi hành lễ.
-> Xem Them: 6 Cách uống cafe giảm cân không hại dạ dày
Đó là câu chuyện truyền thuyết còn nguồn gốc cà phê thì như thế nào? Sự thật thì cây cà phê được cho là có nguồn gốc từ đất nước Ethiopia. Chính những người nô lệ bị bắt từ Ethiopia sang Ai Cập đã mang loại quả này đi theo. Và dần sau đó, thức uống từ cafe nhanh chóng trở thành thứ thức uống được ưa chuộng ở Ai Cập.
Sau nhiều bôn ba, đến đầu thế kỷ 18 những người Hà Lan đầu tiên đã mang cà phê ra khỏi Ai Cập và đưa đến trồng tại Martinique. Sau đó người Pháp và Brazil cũng mang được loại quả này về trồng ở vùng đất quê hương của mình. Sau đó cà phê dần được trồng nhiều ở các nước khác và lan rộng ra toàn thế giới.
Trên đây chúng tôi giới thiệu câu chuyện về truyền thuyết cà phê và nguồn gốc cà phê Việt Nam giúp bạn quay về cội nguồn cà phê, hiểu rõ hơn câu chuyện hấp dẫn phía sau loại thức uống thơm ngon này!
Cà phê có nguồn gốc từ đất nước Ethiopia
2. Các dòng cà phê phổ biến ở Việt Nam
Sau khi biết được nguồn gốc cà phê, ta hãy tiếp tục tìm hiểu các dòng cà phê phổ biến ở Việt Nam. Việt Nam là đất nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất phù hợp với sự phát triển của cây cà phê. Cà phê được trồng tại Việt Nam có sự sinh trưởng rất tốt, đặc biệt là các dòng cà phê: cà phê Arabica, cà phê Robusta và cà phê Cherry.
-> xem: Các loại cà phê gói hòa tan ngon nhất hiện nay
2.1. Cà phê Robusta
Trong các dòng cà phê, cà phê Robusta chiếm đến đến 39% sản lượng cà phê trên thế giới. Thân cây cà phê Robusta có đặc điểm cao hơn các dòng khác, nhiều nhánh và lá cây to hơn cây cà phê Arabica. Vì thế ở Việt Nam Robusta được gọi là cà phê vối.
Cà phê Robusta có hàm lượng caffeine rất cao, cà phê cho năng suất thu hoạch cao, kháng bệnh tốt hơn Arabica.
Cà phê Robusta chiếm đến 39% sản lượng cà phê trên thế giới
2.2. Cà phê Arabica
Cà phê Arabica thuộc họ Rubiaceae, Việt Nam gọi là cà phê Chè vì cây cà phê có đặc điểm lá nhỏ, thân cây thấp giống như cây chè Việt Nam.
Giống cây cà phê này theo chân người Pháp đến Việt Nam, chính là loại cà phê được trồng đầu tiên ở nước ta. Giống cà phê Arabica chỉ thích hợp ở độ cao phù hợp, tuy sản lượng thấp nhưng cho cà phê có chất lượng cao, hương thơm đặc biệt.
Cà phê Arabica có nhiều giống khác nhau nhưng hầu hết đều là những loại cà phê hảo hạng như: Catimor, Typica, Bourbon, Moka…
Hầu hết các dòng cà phê Arabica đều hảo hạng
2.3. Cà phê Cherry
Cà phê Cherry có một tên gọi khác rất dễ thương tại Việt Nam đó là cà phê Mít. Cà phê Cherry có nguồn gốc từ Ubangui Chari, một vùng đất nằm gần sa mạc Sahara. Loại cây này có đặc điểm thân cao và lá to để chứa nước nhằm dự trữ nước để có thể sinh tồn ở những vùng khô hạn.
Quả cà phê Chari to hơn những giống cà phê khác nhưng lại cho năng suất không cao. Mùi vị loại cà phê này cũng không được đánh giá cao nên ít được trồng phổ biến ở nước ta.
Cà phê Cherry có quả to nhưng lại cho năng suất không cao
Trên đây chúng tôi bàn về truyền thuyết, nguồn gốc cà phê cũng như các dòng cà phê phổ biến ở Việt Nam. Hy vọng với bài viết này bạn có thêm một góc nhìn khác về cà phê. Chúc bạn luôn vui!
Nguon: https://nhanvan.vn/blogs/tin-tuc/ban-co-biet-nguon-goc-cua-ca-phe-viet-nam-khong