Để thu được lượng mật ong nuôi ngon, chất lượng thì cần có cách nuôi ong lấy mật hiệu quả. Kỹ thuật nuôi ong tốt, biết cách lấy mật sẽ thu lại lượng mật ong ngon. Dưới đây chúng tôi xin “bật mí” kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại nhà an toàn, hiệu quả nhất.
I. Những kỹ thuật nuôi ong lấy mật đơn giản
Nuôi ong lấy mật sẽ cần có những kỹ thuật cơ bản nào? Khi nuôi ong, người chăn nuôi cần chú trọng đến giống, địa điểm nuôi, thùng chứa ong, tạo chúa… Bạn có thể tham khảo một vài kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại nhà dưới đây:
1. Lựa chọn đàn giống
Giống ong là một trong điểm mà người nuôi phải thật chú trọng. Người nuôi ong cần tìm mua đàn giống có nguồn gốc rõ ràng, khoảng dưới 6 tháng tuổi, nhiễm bệnh ấu trùng. Đặc biệt giống phải đáp ứng đủ các tiêu chí về trứng, ấu trùng, nhộng và phần phấn dự trữ. Nên chọn những đàn giống chất lượng để dễ chăm sóc và thu được sản phẩm chất lượng.
-> Tham Khao: Cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi
2. Chọn địa điểm nuôi ong
Người nuôi ong cần phải chú trọng địa điểm nuôi ong phù hợp. Do ong hút mật chủ yếu từ hoa nên cần chọn địa điểm ở những khu vực trồng nhiều hoa. Bạn có thể đặt thùng ong cách nguồn thức ăn khoảng 500 - 700m để ong dễ dàng đi hút mật. Nên đặt thùng ong ở vị trí khô ráo, thoáng mát, mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Một vài lưu ý khi chọn địa điểm nuôi ong:
- Không chọn nơi có nền xi măng, tường vách bê tông hay bị nắng chiếu vào.
- Đặt thùng nuôi ong ở xa nhà máy, khi chăn nuôi có quy mô lớn, khu dân cư.
- Đặt cách xa khu vực có nguy cơ ô nhiễm như cơ sở hóa chất, trại chăn nuôi, nhà máy đường, nhà máy hoa quả…
- Đặt thùng nuôi ong ở nơi gần nguồn nước hơn nguồn mật.
- Đặt thùng ở hướng nam hoặc đông nam để vừa tránh nắng, vừa tránh gió.
- Nên đặt thùng ở những khu vực có tán cây rộng hoặc cây.
Nên chọn địa điểm nuôi ong phù hợp
3. Thùng nuôi ong
Thùng nuôi ong bạn cần làm theo kích thước tiêu chuẩn, vật liệu phù hợp. Thùng có thể làm bằng gỗ hoặc nguyên liệu tương tự gỗ, kích thước bên trong là 46.5cm x 38cm x 24.5cm. Lưu ý, nên kết hợp các vật dụng che chắn hoặc sơn thêm lớp sơn chống thấm trên thùng gỗ để chống ẩm mốc.
Thùng nuôi ong cần đặt ở vị trí cao, cách mặt đất khoảng 30cm, cách nhau 3 - 4m và mỗi thùng 3 - 5 cầu ong.
-> Danh cho ban: Sự thật về mật ong bạc hà có màu gì vị gì?
4. Tạo chúa
Tạo chúa là công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi ong. Tạo chúa có tác dụng nhân giống thêm đàn, thay thế ong chúa già và bị bệnh. Tạo chúa còn có tác dụng duy trì đàn ong, vì nếu không có ong chúa thì ong thợ sẽ rất dễ di cư đi tìm đàn khác. Để tạo ong chúa, bạn cần thực hiện theo phương pháp sau:
- Sử dụng mũ chúa chia đàn tự nhiên: Vào mùa ong chia đàn tự nhiên sẽ chọn mũ chúa to, thẳng, dài từ những đàn ong đông quân, nhiều cầu. Chúng ta sẽ dùng dao sắc cắt trên gốc mũ chúa khoảng 1.5cm theo hình chữ V để gắn vào đàn cần thay chúa.
- Chọn đàn chúa theo tiêu chuẩn: Tụ đàn lớn, năng suất cao, khỏe mạnh, hiền lành, không bị nhiễm bệnh ấu trùng để tạo chúa.
- Tạo chúa theo phương pháp di trùng: Nếu có khoảng từ 10 đàn trở lên thì chúng ta nên tạo chúa theo phương pháp di trùng. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta chủ động về thời gian, số lượng và chất lượng của chúa.
Cần tạo chúa để nhân giống đàn
5. Chia đàn
Trong quá trình nuôi ong, chia đàn là một trong những kỹ thuật nuôi ong lấy mật mà bạn cần phải biết. Việc chia đàn sẽ giúp bạn mở rộng thêm quy mô đàn và thuận tiện hơn trong việc di chuyển vị trí khác cho đàn. Bạn có thể sử dụng phương pháp chia đàn song song hoặc phương pháp chia đàn rời chỗ.
5.1. Chia đàn song song
Để thực hiện phương pháp chia đàn song song thì bạn nên chọn thời điểm vào buổi chiều, thời tiết ấm. Sử dụng thùng đã vệ sinh sạch để tiến hành chia đàn.
Sau đó đặt 2 thùng ong song song với nhau và cách vị trí cũ khoảng 20 - 30cm; nên biết rõ ong chúa ở đàn nào để giới thiệu chúa vào đàn không chúa. Tiếp tục quan sát ong đi làm về, nếu đàn nào nhiều thì dịch thùng ra xa và đặt đàn kia gần lại.
Trường hợp chia đàn sử dụng mũ chúa, khi chúa tơ đã tập bay thì không được điều chỉnh vị trí đàn chia nữa.
5.2. Chia đàn rời chỗ
Đây là phương pháp chia 1 nửa đàn ong hoặc tác 1 phần đàn rồi chuyển đến chỗ mới, cách vị trí cũ khoảng 1km. Để chia đàn, bạn cần mang 1 thùng không rồi đặt cạnh đàn cần chia. Bạn hãy tách 1 nửa hoặc 1 phần đàn với các cầu có mật vít nắp, phấn và con. Sau đó quây phủ kín cầu, cho vào thùng và đưa đến nơi có địa hình quang đãng rồi để đàn giới thiệu mũ chúa lại. Trường hợp giới thiệu mũ chúa vào đàn chuyển đi nên giới thiệu mũ chúa sau khi đàn ong đã tới nơi.
Cần chia đàn để mở rộng quy mô
6. Chăm sóc ong bị bệnh và cách cho ăn bổ sung
Ong bị bệnh thối do ấu trùng, thiếu thức ăn, bị kiến hoặc mối phá hoại hay còn còn được gọi là ong bốc bay. Nguyên nhân có thể là do bạn đặt vị trí thùng quá thấp, không phù hợp làm đàn ong bị chấn động, dẫn đến tình trạng bỏ tổ. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình hình và thay đổi vị trí thùng khi gặp vấn đề. Bên cạnh đó là duy trì đủ mật và lượng phấn dự trữ và phòng trừ những tác nhân phá hoại đến đàn ong.
Tiếp theo là cần phải cho ong ăn bổ sung vào những thời điểm thời tiết khắc nghiệt, không thuận lợi. Vào những thời điểm này ong sẽ không thể đi làm được nên rất dễ bị đói. Để duy trì lượng thức ăn cho ong, bạn cần pha nước với đường đặc theo tỷ lệ 1.5 đường : 1 nước, cho ăn với liều lượng nhiều khoảng 3 - 4 lần liên tục.
7. Thu hoạch mật ong
Thu hoạch mật ong là một trong những kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại nhà bạn cần phải biết. Để thu hoạch mật ong bạn cần chuẩn bị các dụng cụ: máy quay mật, dao cắt vít nắp, lưới lọc và đồ chứa mật. Trước khi quay, bạn cần đảm bảo ong đã đi làm nhiều, nơi quay mật sạch sẽ và nên quay vào buổi sáng.
Các bước lấy mật được thực hiện như sau:
- Rũ số ong còn lại khỏi cầu.
- Dùng dao hớt nhẹ vít nắp lỗ tổ mật, đưa dao từ dưới lên trên để tránh làm vỡ các lỗ tổ.
- Đặt các cầu đã cắt vít nắp vào khung máy quay, sau đó quay đều với tốc độ tăng dần. Khi hết mật thì giảm tốc độ để bánh tổ không bị vỡ và ấu trùng không bị văng ra.
- Tiếp theo trả bánh tổ đã quay vào đàn để ong ủ ấm ấu trùng, tránh để ngoài quá lâu gây ảnh hưởng đến ấu trùng bên trong.
- Sau đó, lọc mật bằng vải màn hoặc lưới inox sao cho loại bỏ hết cặn bã và bảo quản mật ong trong chai, lọ…
Kỹ thuật thu hoạch mật ong
II. Kết luận
Khi nuôi ong lấy mật tại nhà thì bạn cần biết cách nuôi ong lấy mật. Bạn cần phải trang bị đầy đủ các kỹ thuật nuôi ong để đảm bảo thu hoạch được lượng mật chất lượng và nhân rộng quy mô.
Trên đây là những những kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại nhà chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Nguon: https://thienphusigroup.com/ky-thuat-nuoi-ong-lay-mat-tai-nha/